Chính trị và hành chính Mông_Cổ

Bài chi tiết: Chính trị Mông Cổ
Một kỳ họp của Đại Khural Quốc gia

Mông Cổ hiện nay là một nước cộng hòa dân chủ đại nghị bán tổng thống, theo đó tổng thống được bầu cử trực tiếp.[29][30][31] Nhân dân cũng chọn ra các đại biểu quốc hội, gọi là Đại Khural Quốc gia. Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng, và bổ nhiệm nội các theo đề xuất của thủ tướng. Hiến pháp Mông Cổ đảm bảo một số quyền tự do, bao gồm quyền tự do ngôn luận và tôn giáo. Mông Cổ có một số chính đảng, lớn nhất là Đảng Nhân dân Mông Cổ và Đảng Dân chủ. Tổ chức phi chính phủ Freedom House nhìn nhận Mông Cổ là quốc gia tự do.[32]

Đảng Nhân dân Mông Cổ có tên là Đảng Nhân dân Cách mạng từ năm 1921 đến năm 2010, họ thành lập chính phủ của Mông Cổ từ năm 1921 đến năm 1996, và từ năm 2000 đến năm 2004. Từ năm 2004 đến năm 2006, họ là bộ phận trong chính phủ liên minh với Đảng Dân chủ và các đảng khác, và sau năm 2006 họ là đảng chi phối hai liên minh khác. Đảng Dân chủ là thế lực chi phối trong chính phủ liên minh từ năm 1996 đến năm 2000, và là đối tác gần bình đẳng trong chính phủ liên minh từ năm 2004 đến năm 2006. Trong bầu cử quốc hội năm 2012, không đảng nào chiếm đa số trong quốc hội;[33], tuy nhiên do Đảng Dân chủ có nhiều ghế đại biểu nhất,[34], nên lãnh đạo của đảng là Norovyn Altankhuyag được bổ nhiệm làm thủ tướng.[35] Năm 2014, thay thế ông là Chimediin Saikhanbileg. Đảng Nhân dân Mông Cổ giành thắng lợi lớn trong bầu cử quốc hội năm 2016 và thủ tướng hiện tại là Jargaltulgyn Erdenebat.

Tổng thống Mông Cổ chủ yếu có vai trò biểu tượng, nhưng có thể ngăn cản các quyết định của nghị viện, và nếu nghị viện muốn bác bỏ điều này phải có biểu quyết thuận với hơn hai phần ba số phiếu. Hiến pháp Mông Cổ đặt ra ba yêu cầu với một cá nhân muốn trở thành tổng thống, phải là một người sinh ra tại Mông Cổ, ít nhất 45 tuổi, và đã sống ở Mông Cổ trong năm năm trước khi nhậm chức. Tổng thống cũng bị yêu cầu phải chính thức rút lui khỏi đảng của mình. Tổng thống hiện tại là Tsakhiagiin Elbegdorj, người từng hai lần làm thủ tướng và là một thành viên của Đảng Dân chủ được bầu lên làm tổng thống năm 2009 và tái cử vào năm 2013.

Mông Cổ sử dụng một hệ thống nghị viện đơn viện theo đó tổng thống có một vai trò biểu tượng, và phe lập pháp chọn ra chính phủ để thực hiện quyền hành pháp. Nhánh lập pháp được gọi là "Đại Khural Quốc gia", là quốc hội đơn viện với 76 ghế. Các thành viên của viện được bầu ra theo tổng tuyển cử với nhiệm kỳ 4 năm. Đại Khural Quốc gia có vai trò lớn trong chính phủ Mông Cổ với tổng thống chủ yếu chỉ mang tính biểu tượng và thủ tướng được nghị viện thông qua.

Thủ tướng và Nội các

Thủ tướng Mông Cổ do Đại Khural Quốc gia bầu ra. Thủ tướng hiện nay là Sükhbaataryn Batbold lên nhậm chức ngày 29 tháng 10 năm 2009. Phó thủ tướng là Norovyn Altankhuyag. Có các ghế bộ trưởng cho mỗi nhánh (tài chính, quốc phòng, lao động, nông nghiệp, vân vân) và những chức vụ đó tạo nên nội các của thủ tướng.

Nội các do thủ tướng chỉ định với sự tham vấn tổng thống và được Đại Khural Quốc gia thông qua.

Quan hệ ngoại giao và quân đội

Mông Cổ vẫn duy trì các quan hệ thân cận và các phái bộ ngoại giao với nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Bắc Triều TiênHàn Quốc, Nhật Bản, và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Chính phủ tập trung trên việc khuyến khích đầu tư và thương mại nước ngoài. Mông Cổ ủng hộ cuộc xâm lược Iraq năm 2003, và đã nhiều lần gửi binh sĩ với số lượng mỗi lần từ 103 tới 180 quân tới Iraq. Khoảng 130 lính hiện đang được triển khai tại Afghanistan. 200 quân Mông Cổ đang thực hiện nhiệm vụ ở Sierra Leone dưới một sự uỷ quyền của Liên hiệp quốc để bảo vệ toà án đặc biệt của Liên hiệp quốc được thành lập ở đó, và vào tháng 7 năm 2009, Mông Cổ đã quyết định gửi một tiểu đoàn tới Chad để hỗ trợ cho MINURCAT[36].

Từ năm 2005 tới năm 2006, khoảng 40 quân đã được triển khai với các tiểu đoàn Bỉ và Luxembour tại Kosovo. Ngày 21 tháng 11 năm 2005, George W. Bush trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ tới thăm Mông Cổ.[37] Năm 2004, dưới sự chủ tịch của Bulgaria, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), đã mời Mông Cổ trở thành Đối tác châu Á mới nhất của họ.

Mông Cổ có các đại sứ tại Almaty, Ankara, Bangkok, Berlin, Bắc Kinh, Brussels, Budapest, Cairo, Canberra, Warsaw, Washington, D.C., Viên, Viên Chăn, La Habana, Delhi, Luân Đôn, Moskva, Ottawa, Paris, Praha, Bình Nhưỡng, Seoul, Sofia, Tokyo, Hà Nội, và Singapore, một lãnh sự tại IrkutskUlan-Ude, và một phái bộ ngoại giao tại Liên hiệp quốcThành phố New York và tại Liên minh châu ÂuGeneva.[38]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mông_Cổ http://202.131.5.91/yearbook/2002/yearbook2002.pdf http://www.smh.com.au/news/business/second-wave-of... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/313790/K... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/389335/M... http://www.britannica.com/nations/Mongolia http://edition.cnn.com/2008/SPORT/08/15/mongolia.m... http://www.efinancialnews.com/content/1047180747 http://www.ft.com/cms/s/0/ec0e7c04-c1cb-11e1-8e7c-... http://www.iht.com/articles/2006/09/19/bloomberg/b... http://www.infomongolia.com/ct/ci/4423